Sáu công nghệ lọc nước sạch và an toàn trên thế giới

Theo thống kê, trên thế giới, cứ khoảng 10 người thì có một người không được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn. Để nỗ lực giải quyết vấn đề nhân đạo này, các kỹ sư trên khắp thế giới đã phát triển một loạt các thiết bị lớn, nhỏ để tạo ra nước sạch.

Mỗi năm, hàng loạt các thiết bị, sáng kiến được ra đời nhằm làm cho quá trình tạo ra nước sạch dễ dàng hơn, rẻ hơn và dễ di chuyển đến những vùng miền thiếu thốn. Các giải pháp này từ việc ngưng tụ nước từ sương, biến nước biển thành nước ngọt, hoặc là phân phối các chíp lọc UV nhỏ với giá cả phải chăng tới tay người tiêu dùng.

Chỉ một số trong những công nghệ trên đã được áp dụng ở bên ngoài nhưng những gì mà chúng làm đến nay là đem lại hàng tỷ gallon nước sạch.

Tháp nước Warka

6-cong-nghe-loc-nuoc-an-toan-1

Phải mất vài năm thì việc thiết kế tháp nước Warka mới trở thành hiện thực. Nhưng thí nghiệm đầu tiên đã được áp dụng vào một ngôi làng ở Ethiopia đã được hoàn thành vào đầu năm nay và đã bắt đầu ngưng tụ nước cho dân làng sử dụng. Thiết kế đạt giải thưởng dựa trên kế hoạch ngưng tụ sương mù, vật liệu chủ yếu của tháp là tre và được bọc trong lưới tái chế.

Nước được thu thập thông qua một loại lưới nilon hoặc polypropylene và hơi nước ngưng tụ từ không khí trên bề mặt lạnh của lưới sau đó các giọt nước rơi xuống một bình chứa dưới ảnh hưởng của trọng lực. Tháp ngưng tụ nước này có thể được đặt trên sàn nhà hoặc ngoài trời và dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế. Những nhà sản xuất đã có kế hoạch để sản xuất hàng loạt vào năm 2019.

Máy lọc nước UV nhỏ gọn

6-cong-nghe-loc-nuoc-an-toan-2

Không phải tất cả những người thiếu nước sạch đều sinh sống tại khu vực hạn hán, mà có thể khu vực họ sống nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc có vấn đề môi trường khác, trong khi hệ thống lọc nước thì đắt tiền và tốn kém thời gian. Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia SLAC đã phát triển một máy lọc nước UV đặt trong một hình chữ nhật màu đen nhỏ xíu có khả năng giảm quá trình lọc này xuống từ 48 giờ đến khoảng 20 phút. Mặc dù thiết bị này còn phải trải qua hàng loạt các cuộc kiểm định chất lượng, nhưng mẫu thử nghiệm đầu tiên trong phòng thí nghiệm cho thấy đây có thể là bước đầu tiên trong phương pháp lọc nước thế hệ mới giúp chúng ta có thể lọc nước bẩn thành nước có thể sử dụng được.

Hệ thống nổi khử muối bằng năng lượng mặt trời

6-cong-nghe-loc-nuoc-an-toan-3

The PiPe, một kế khử muối mới cho California, Mỹ với hứa hẹn sẽ cung cấp khoảng 1,5 tỷ Gallon (khoảng 5,7 tỷ m3) nước sạch. Kế hoạch này dựa trên phương pháp khử mặn điện từ để biến nước biển thành nước sạch, lọc các sản phẩm phụ mặn thông qua phòng xông nhiệt, và sau đó xả lại vào Thái Bình Dương. Kế hoạch được sự chú ý nhờ sự “bắt mắt” của nó, vì nó được thiết kế trông giống như một tác phẩm điêu khắc khổng lồ lấp lánh hơn một mảnh thiết bị công nghiệp.

Máy gom sương mù lớn nhất thế giới

6-cong-nghe-loc-nuoc-an-toan-4

Máy thu gom sương mù lớn nhất thế giới sử dụng hàng rào lưới khổng lồ để gom sương mù dày đặc trong sa mạc Ma-rốc và biến nó trở thành nước sạch. Với diện tích bề mặt lên tới 600 m2, những công cụ này lợi dụng sương mù dày đặc phủ kín khu vực Aït Baâmrane sáu tháng trong năm. Theo kết quả báo cáo, mỗi máy thu gom sương mù này có thể thu được 17 gallon (hơn 64 lít) nước sạch và an toàn cho mỗi m2 lưới. Cùng với máy bơm nước sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống đường ống, các máy gom sương này có thể cung cấp nước sạch cho 400 cư dân địa phương, và những người đang phải xếp hàng để có nước tại các khu vực khô cằn.

Nano Water Chip (Chíp nước sử dụng công nghệ Nano)

6-cong-nghe-loc-nuoc-an-toan-6

Chi phí nước sạch gây khá nhiều khó khăn cho những người đang bị thiếu nước trên Trái đất, do đó các nhà nghiên cứu đã tìm ra giải pháp hợp lý quy mô nhỏ hơn như các thiết bị lọc nước cá nhân. Trong năm 2014, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas tại Austin và Đại học Marburg ở Đức đã phát triển một “chip nước” (water chip) có thể tạo ra một điện trường nhỏ để khử muối trong nước biển. Với việc sớm phát triển, với chip này thì mọi người sẽ hy vọng một giải pháp lọc nước cầm tay nhỏ gọn có khả năng chạy bằng pin một cách thường xuyên. Công nghệ này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm.

Dự án khai thác năng lượng từ sóng ở Australia

6-cong-nghe-loc-nuoc-an-toan-5

Dự án của công ty năng lượng Carnegie Wave Energy có hai nhiệm vụ là tạo ra năng lượng tái tạo từ các cơn sóng ở đại dương đồng thời khử mặn nước biển. Các thiết bị này sẽ giống như những chiếc phao nổi được đặt ở ngoài khơi bờ biển Perth, Australia. Các phao sẽ được buộc với nhau thành một chùm ba, cột vào đáy biển với những tuabin sản xuất ra điện hoạt động thông qua các cơn sóng trong lòng đại dương. Một hệ thống khử muối được xây dựng ở bên trong, hoạt động thông qua điện thu được từ các tuabin để tạo ra nước sạch, phần điện còn lại sẽ được đưa trở lại vào đất liền và bổ sung vào lưới điện địa phương. Dự án này là một phần trong kế hoạch lâu dài để đem lại nước sạch cho địa phương.

VÂN THANH / NhanDan.com.vn
Engadget

Bài viết cùng chuyên mục

  • Thủ tướng Slovenia Miro Cerar Khi nước vào hiến pháp

    Đầu năm nay, Slovenia được xác nhận là điểm đến quốc gia xanh đầu tiên trên thế giới. Không dừng ở đó, ngày 17/11 vừa qua, quê hương của tân đệ nhất phu nhân tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump quyết định sửa hiến pháp để bảo vệ nguồn nước. Đích thân Thủ […]

  • Cách sử dụng vòi tắm hoa sen đúng chuẩn để không rước bệnh vào người

    Rất nhiều người trong chúng ta đều bỏ quên chiếc vòi hoa sen trong khi vệ sinh nhà tắm. Đây chính là nơi vi khuẩn ẩn nấp. Nếu bạn nhìn thấy một vết bẩn hay vết ố trên tường hoặc sàn nhà tắm thì bạn sẽ lau chùi nó ngay. Nhưng bạn lại thường xuyên […]

  • Mẹo hay: Vòi sen đang tắc lại chảy nước 'ào ạt' chưa cần đến 5 phút Mẹo hay: Vòi sen đang tắc lại chảy nước ‘ào ạt’ chưa cần đến 5 phút

    Sử dụng một thành phần quen thuộc, dễ kiếm – giấm và túi nilon để tấy sạch đầu vòi hoa sen trong thời gian ngắn. Đầu vòi hoa sen có chứa rất nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn, vì vậy cần phải rửa sạch chúng ít nhất mỗi tháng một lần. Chỉ cần một […]

  • Có nên tắm mỗi ngày?

    Một ngày nên tắm mấy lần? Tắm thường xuyên có tốt không?… là thắc mắc của nhiều người quan tâm đến sức khỏe. Trang Medical Daily dẫn lời tiến sĩ Elaine Larson, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và phó trưởng khoa nghiên cứu tại Trường Điều dưỡng Đại học Columbia (Mỹ) cho biết tắm […]

  • 5 điều không nên làm với chiếc khăn tắm 5 điều không nên làm với chiếc khăn tắm

    Treo 2 khăn gần kề nhau, không giặt khăn mỗi ngày, sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa để giặt khăn là những điều không nên làm với chiếc khăn tắm để phòng được nhiều bệnh cho bản thân và gia đình, theo boldsky. 1. Treo 2 khăn gần kề nhau. Đây là một cách […]